Danh mục sản phẩm
- Trung tâm gia công
- Máy tiện CNC
- Máy mài
- Máy tiện vạn năng
- Máy phay
- Máy tiện khác
- Máy khoan
- Máy bào, xọc, doa, chuốt
- Máy gia công răng
- Máy gia công tấm
- Thiết bị gia công tạo phôi
- Thiết bị phục hồi động cơ và ô tô
- Máy hàn cắt
- Thiết bị đo và kiểm tra
- Máy cắt dây và gia công xung
- Thiết bị khác
- Dụng cụ cắt gọt
- Phụ kiện
- Dây chuyền gia công, chế tạo
- Thước quang học và màn hiển thị số
Doanh nghiệp Nhật thúc Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ
Tại Hội nghị Họp mặt các doanh nghiệp Nhật Bản đầu xuân 2014 do Ban quản lý Các Khu Chế xuất và Khu công nghiệp TP.HCM (Hepza) tổ chức vừa qua tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ kiến nghị về việc cấp bách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Ông Yasuzumi Hirotaka, đại diện Tổ
chức xúc tiến thương mại và Đầu tư Nhật Bản (JETRO) cho biết, kết quả
khảo sát vừa được JETRO thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản đang
hoạt động tại Việt Nam cho thấy, chi phí sản xuất trong đó giá nhân công
tại Việt Nam chiếm 18,3%; chi phí nguyên vật liệu chiếm 62,4% và các
chi phí khác là 19%.
“Vấn đề cung ứng nguyên vật liệu chiếm tới 62,4% cần phải nghiên cứu để giải quyết”, ông Yasuzumi Hirotaka nói.
Theo
ông Yasuzumi Hirotaka, nếu so sánh với các nước lân cận thì thấy rằng,
khả năng cung cấp nguyên liệu tại chỗ của Việt Nam mới chỉ đạt 27,9%, so
với Thái Lan, Trung Quốc thì Việt Nam mới bằng một nửa.
Cụ thể,
tỷ lệ cung ứng công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực
miền Bắc của Việt Nam mới chỉ đạt 9,1%, thấp hơn so với miền Nam là
16,8%. Trong khi đó, tỷ lệ cung ứng nguyên liệu phụ trợ của Thái Lan là
52%, Indonesia là 45%.
“Hiện nay thị trường nội địa của Việt Nam
về công nghiệp phụ trợ vẫn còn bé, vì vậy cần cân nhắc kết hợp với Thái
Lan để doanh nghiệp Nhật Bản tại Thái Lan có thể hỗ trợ chuỗi cung ứng
nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Chúng tôi đề
xuất chuyển công nghiệp hỗ trợ từ Thái Lan đến TP.HCM”, ông Yasuzumi
Hirotaka nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Jinjiro Kimura, Tổng Giám
đốc công ty TNHH Unika Việt Nam (trụ sở đạt tại Khu chế xuất Tân Thuận,
Quận 7, TP.HCM) cho hay, đối với doanh nghiệp chuyên về sản xuất như
Unika Việt Nam thì giá thành nguyên vật liệu chiếm tới 60% chi phí, vậy
nên nếu mua được nguyên vật liệu từ thị trường Việt Nam để phục vụ sản
xuất thì tốt hơn là nhập khẩu, đáng tiếc là thị trường Việt Nam chưa đáp
ứng được, nên doanh nghiệp Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm đối tác cung ứng.
Ông Jinjiro Kimura cũng cho biết thêm, bản
thân ông kiêm chức vụ là Tổng giám đốc công ty TNHH Khu Kỹ nghệ Việt
Nhật (đơn vị đầu tư Khu kỹ nghệ Việt Nhật - Vie-Pan Techno Park, sẽ khởi
công ngày 17/2/2014), thời gian qua có nhiều đối tác Nhật Bản hỏi thăm
ông về việc tìm đối tác cung ứng công nghiệp hỗ trợ tại thị trường Việt
Nam, tuy nhiên ông vẫn chưa thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho họ.
Theo
ông Sawada Masaaki, Giám đốc công ty TNHH Một thành viên Koganei -
doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản đang đầu tư tại Khu công nghiệp Long
Hậu (tại Long An) để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, việc
thu hút thêm nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vào đầu tư tại một khu công
nghiệp, tương tự như Khu công nghiệp long Hậu đang thu hút được 40 nhà
đầu tư Nhật Bản là rất quan trọng.
Ngoài vấn đề cung ứng nguyên
phụ liệu, nhà đầu tư Nhật Bản còn bày tỏ một số khó khăn, vướng mắc khác
họ đang gặp phải như: nguồn cung ứng điện thiếu ổn định; cơ sở hạ tầng
bên ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp còn thiếu đồng bộ; nguồn nhân
lực chất lượng cao còn hạn chế và các vướng mắc về thuế, hải quan…
Trả
lời những thắc mắc này của nhà đầu tư Nhật Bản, ông Vũ Xuân Đức, Phó
Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân
Thuận (IPC) đã cung cấp thông tin về cuộc khảo sát mà IPC vừa tiến hành
đối với doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam.
Khảo sát
tập trung vào hai lĩnh vực chính là gia công chế tạo và điện tử. Kết quả
khảo sát 100 doanh nghiệp cho thấy, với tiêu chí về giao thông, doanh
nghiệp đánh giá cao giao thông nội khu công nghiệp/chế xuất, nhưng lại
bày tỏ quan ngại với tình trạng giao thông do ngập nước ở gần Khu Chế
xuất Tân Thuận, hay tình trạng giao thông gồ ghề ở gần Khu công nghiệp
Long Hậu…
Với tiêu chí về nguồn điện thì 25% doanh nghiệp nêu ý
kiến quan tâm đến nguồn điện không ổn định, nhất là doanh nghiệp trong
ngành cơ khí chính xác; tiêu chí về tuyển dụng, có 48% doanh nghiệp tham
gia khảo sát quan tâm vấn đề tuyển nhân lực kỹ sư, lao động chất lượng
cao gặp khó khăn.
Riêng tiêu chí về nguồn nguyên liệu công nghiệp
hỗ trợ tại Việt Nam, phần lớn doanh nghiệp cho rằng còn tương đối khó
mua và khả năng đáp ứng còn hạn chế. Doanh nghiệp chỉ đánh giá cao về
khả năng giao hàng nhanh.
“Nhìn chung, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn
đánh giá cao môi trường đầu tư tại TP.HCM, nhất là việc TP.HCM đã dành
riêng 100 ha cho nhà đầu tư Nhật Bản tại Khu công nghiệp Hiệp Phước.
Nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng đầu tư trong thời gian tới”, ông
Vũ Xuân Đức nhận xét.